Cách chọn bút cho bé mới tập viết

Cây bút không những là nhịp cầu nối trẻ với những chữ cái mà còn góp phần vào việc tạo hình dáng của bàn tay bé. Vì vậy, việc chọn cho trẻ một cây bút thật tốt, vừa tay và dễ dàng cho bé thích ứng và sử dụng là rất cần thiết.

Bút chì

Bút chì có thể là người bạn thân nhất trong quá trình hoc tập của các bạn nhỏ. Tùy theo cách cầm bút và thói quen của trẻ mà ta có thể lựa chọn bút chì gỗ, bút chì khúc, bút chì bấm…

tl_files/Upload-here/TIN TUC/but-chi.jpg

- Bút chì gỗ có 2 ký hiệu chính là B và HB với những đặc tính như sau:

+ B ( ký hiệu B,1B,2B, 3B...) càng nhiều B bút càng mềm, viết mềm tay nhưng hay lem nhưng dễ bị gẫy khi đánh rơi thích hợp cho những bé có tính cẩn thận, tỉ mỉ.

+ HB càng nhiều HB thì bút càng cứng, dễ lại dấu trên tập vở và khó bôi xóa, tránh chuốt quá nhọn phù hợp với những bé có thói quen ấn mạnh tay và hạn chế lem ra vở

tl_files/Upload-here/TIN TUC/but-chi-khuc.jpg

- Bút chì khúc thích hợp cho trẻ với tiện ích có thể thay ruột chì và khi ấn cũng không quá đậm nhưng tránh thay ruột tùy ý hoặc làm mất.

Bút máy

Bút máy là món quà ý nghĩa cho những bé viết chữ thành thạo, không nên chọn loại bút quá to và nặng vì sẽ ảnh hưởng đến tốc độ viết của bé và nhanh mỏi tay. Tốt nhất, nên để bé cầm thử bút trước khi mua để phù hợp với kích thước tay.

tl_files/Upload-here/TIN TUC/but-may.jpg

Điều đặc biệt lưu ý khi chọn và sử dụng bút máy:

- Không mua loại thân bút trơn vìkhông có độ bám, cầm nắm, nhất lànhững bé hay ra mồ hôi.

- Đối với những bé nét chữ to, viết nhanh thì nên chọn ngòi bút to. Ngược lại, những bé có nét chữ nhỏ và viết chậm thì nên chọn ngồi viết nhỏ để tạo nét chữ sắc nét.

- Ngòi bút cần được lau hoặc ngâm vào nước nóng trước khi sử dụng.

Trở lại